KHOÁ HỌC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ SẢN XUẤT KINH DOANH ( THEO THÔNG TƯ 24/2024/TT-BTC)

Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh: Là các đơn vị vừa được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước; vừa có thực hiện thêm hoạt động sản xuất kinh doanh như: Trung tâm giống cây trồng của tỉnh, huyện; Trung tâm tin học của tỉnh, thành phố…. cùng Kế toán Toàn Cầu thực hành thành thạo tất cả các công việc của một kế toán HCSN có sản xuất kinh doanh ngay hôm nay.

Hỗ trợ miễn phí: Trọn đời
5,000,000đ 10,000,000đ
20,000,000đ 25,000,000đ
10,000,000đ 15,000,000đ
KHOÁ HỌC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ SẢN XUẤT KINH DOANH ( THEO THÔNG TƯ 24/2024/TT-BTC)

KHOÁ HỌC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ SẢN XUẤT KINH DOANH

I.ĐỐI TƯỢNG KHÓA HỌC:

♦ Là các bạn sinh viên mới ra trường, thiếu kinh nghiệm, kiến thức thực tế

♦ Học kế toán bắt đầu từ con số 0

Là người đang là ở các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu muốn học nâng cao nghiệp vụ kế toán

Là người đang làm bên kế toán doanh nghiệp muốn chuyển sang làm cho đơn vị HCSN có sản xuất kinh doanh.

Là các đối tượng muốn thi viên chức kế toán các đơn vị sự nghiệp….

II. LỢI ÍCH TỪ KHÓA HỌC

♦ Nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và các công việc trong đơn vị sự nghiệp có sản xuất kinh doanh

♦Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán đơn vị sự nghiệp như Misa/Das/Imax.., tin học văn phòng, các công cụ hỗ trợ trong công việc kế toán 

Tự tin lập báo cáo tài chính trong đơn vị HCSN có sản xuất kinh doanh

Có cơ hội thăng tiến trong công việc

Được tư vấn miễn phí sau khóa học các nghiệp vụ liên quan đến đơn vị bạn đang làm đến khi thành thạo.

III.LÝ DO VÌ SAO LẠI CHỌN HỌC KẾ TOÁN TẠI TOÀN CẦU

♦ Được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu, khi ra nghề không những biết làm mà còn có kỹ năng xử lý công việc như kế toán đã đi làm lâu năm

♦ Được học hỏi từ giảng viên hơn 20 năm kinh nghiệm, giải đáp, hỗ trợ học viên nhanh nhất

♦ Khoá học không giới hạn thời gian, học tới khi thành thạo, tự tin công việc. Nên học viên yên tâm “ Học là có nghề, ra nghề là có việc”

♦ Học viên học xong đều xin được việc ở vị trí kế toán tổng hợp/ kế toán trưởng

♦ Học viên được đổi giáo viên nếu từ 1 đến 2 buổi đầu không hài lòng về phương pháp, chất lượng giảng dạy của GV

♦ Học viên được hoàn trả 100% học phí nếu từ 1 đến 2 buổi đầu không hài lòng về chất lượng khóa học của Trung tâm Kế toán Toàn Cầu

♦Được GV hỗ trợ 24/7 nhanh nhất

III.NỘI DUNG KHÓA HỌC

Kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh: Là các đơn vị vừa được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước; vừa có thực hiện thêm hoạt động sản xuất kinh doanh như: Trung tâm giống cây trồng của tỉnh, huyện; Trung tâm tin học của tỉnh, thành phố…. cùng Kế toán Toàn Cầu thực hành thành thạo tất cả các công việc của một kế toán HCSN có sản xuất kinh doanh ngay hôm nay.

 

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Nội dung chuẩn bị khi học

– Hệ thống lại toàn bộ hệ thống tài khoản theo Thông tư 24/2024/TT-BTC; TT324/2016/TT-BTC; NĐ60/2021/NĐ-CP (sau khi học viên đã học nguyên lý kế toán đơn vị HCSN).

– Cài đặt phần mềm kế toán: Chủ yếu đơn vị HCSN sử dụng một trong các phần mềm Misa Mimosa, Imas, Das nhằm phục vụ quá trình học kế toán hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh.

– Hướng dẫn tạo cơ sở ban đầu trên phần mềm kế toán.

– Hướng dẫn sao lưu, phục hồi dữ liệu: Để học viên chủ động tự học – sao lưu lên đơn vị và ngược lại.

2. Nội dung đầu kỳ

– Hướng dẫn tạo dữ liệu kế toán của đơn vị HCSN trên phần mềm mà đơn vị học viên sử dụng: Misa mimosa, Imas, Das.

– Hướng dẫn tạo lập các phòng ban, nhân viên, cán bộ, kho.

– Hướng dẫn nhập danh mục tài khoản ngân hàng kho bạc.

– Hướng dẫn khai báo TSCĐ đầu kỳ.

– Hướng dẫn khai báo nguồn kinh phí.

– Hướng dẫn Danh mục nhà cung cấp, khách hàng.

– Hướng dẫn lập danh mục số dư nguồn kinh phí đầu năm.

– Hướng dẫn hệ thống bảng cân đối tài khoản đầu kỳ.

– Giải thích phân tích ý nghĩa số dư đầu kỳ.

-Hướng dẫn nhập liệu số dư đầu năm tài chính

3. Nội dung phát sinh trong kỳ

PHẦN 1: Nội dung hướng dẫn chi tiết hạch toán trong khóa kế toán hành chính sự nghiệp có sản xuất kinh doanh

A.Dự toán ngân sách

1. Hướng dẫn Nhận dự toán đầu năm ( Trường hợp đơn vị hoạt động được NSNN cấp kinh phí)

+ Nhận dự toán đầu năm và nhận dự toán bổ sung trong năm

+Giảm dự toán

+Điều chỉnh dự toán

+Hủy dự toán

+Dự toán giữ lại

+Cam kết chi: (Nhập cam kết chi ban đầu; Đề nghị cam kết chi; Điều chỉnh cam kết chi; Rút dự toán cho cam kết chi...)

+Hướng dẫn nộp khôi phục

+Hướng dẫn hạch toán xuất toán ( khi duyệt quyết toán  bị xuất toán)

+Hướng dẫn điều chỉnh kinh phí đã rút và chi ( kinh phí đã rút)

2.Chi hoạt động:

-Chuyển khoản chi hoạt động

-Rút thực chi về chi hoạt động

-Rút tạm ứng chi hoạt động.

-Tạm ứng: ( Tạm ứng bằng tiền mặt và chuyển khoản tạm ứng cho nhà cung cấp) và thanh toán tạm ứng

3. Kế toán khoản tiền lương và bảo hiểm:

-Kế toán trường học hàng tháng phải tính lương cho các thầy cô giáo trong trường, trích một khoản nhất định trong lương để đóng Bảo hiểm theo quy định Nhà nước.

-Hướng dẫn về thủ tục hồ sơ lương, thanh toán tiền lương, rút dự toán chuyển khoản lương, rút dự toán thanh toán BHXH, kinh phí công đoàn.

-Kế toán tiền lương: Hướng dẫn lập bảng chấm công, bảng lương: Giải thích cách tính và lập bảng lương theo ngạch bậc, chức vụ, theo lương trách nhiệm, thâm niên nghề, theo thâm niên vượt khung, phụ cấp ưu đãi….

-Hướng dẫn về thủ tục hồ sơ lương, thanh toán tiền lương, rút dự toán chuyển khoản lương, rút dự toán thanh toán BHXH, kinh phí công đoàn bằng nguồn ngân sách nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu dịch vụ khám chữa bệnh và các dịch vụ khác.

-Hướng dẫn thủ tục và các bước thanh toán tiền chế độ cho cán bộ ốm đau, thai sản

-Hướng dẫn tạm chi thu nhập, tăng thêm cho cán bộ, CNVC, người lao động tại đơn vị

-Hướng dẫn trích lập thu nhập tăng thêm.

-Hướng dẫn trích và chi nguồn cải cách tiền lương từ nguồn sản xuất kinh doanh, dịch vụ

B.Các phân hệ khác:

– Hướng dẫn quy trình từng bước để hoàn thiện hồ sơ của các bộ chứng từ liên quan như mua sắm, sửa chữa, dịch vụ…. để lên giấy rút dự toán => Hướng dẫn rút dự toán => giao dịch kho bạc => hạch toán trên phần mềm => các báo cáo có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

1.Phân hệ vật tư hàng hóa

1.1.Mua vật tư hàng hóa nhập kho:

-Hướng dẫn bộ phận mua hàng mua vật tư hàng hóa về nhập kho hoặc nhà cung cấp chuyển vật tư hàng hóa đến, sẽ chuyển chứng từ mua hàng đến kế toán đề nghị làm thủ tục nhập kho.

-Hướng dẫn Kế toán lập phiếu nhập kho chuyển kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Sau khi Kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị ký duyệt vào phiếu nhập kho, kế toán chuyển phiếu nhập kho cho thủ kho, thủ kho làm thủ tục nhập kho.

-Hướng dẫn Thủ kho kiểm tra hàng hóa vật tư nhập vào kho và làm thủ tục nhập kho, người giao hàng và thủ kho ký lên phiếu nhập kho; Thủ kho ghi sổ kho và chuyển 1 liên phiếu nhập kho cho kế toán.

-Hướng dẫn Kế toán căn cứ phiếu nhập kho đã có đầy đủ chữ ký ghi sổ chi tiết vật tư hàng hóa và các sổ sách có liên quan.

1.2.Xuất kho vật tư, hàng hóa:

Căn cứ nhu cầu sử dụng, bộ phận có nhu cầu vật tư lập đề nghị cấp vật tư gửi kế toán.

-Hướng dẫn Kế toán kiểm tra đề nghị cấp vật tư và hàng còn tồn trong kho, nếu hàng tồn trong kho không còn đủ cấp cho bộ phận có nhu cầu sẽ tiến hành quy trình mua vật tư, nếu hàng tồn trong kho còn đủ, lập phiếu xuất kho chuyển kế toán trưởng và thủ trưởng phê duyệt.

-Hướng dẫn Kế toán trưởng và thủ trưởng phê duyệt phiếu xuất kho sau đó Kế toán viên chuyển phiếu xuất kho cho thủ kho.

-Hướng dẫn Thủ kho thực hiện xuất hàng cấp cho bộ phận sử dụng, đại diện bộ phận sử dụng và thủ kho ký vào phiếu xuất kho. Thủ kho vào sổ kho và chuyển lại 1 liên phiếu xuất cho kế toán; Căn cứ phiếu xuất kho và các chứng từ liên quan khác, kế toán hạch toán và vào sổ chi tiết vật tư hàng hóa.

1.3.Chuyển kho vật tư hàng hóa:

-Hướng dẫn quy trình quản lý tồn kho và nhu cầu xuất kho của các mặt hàng trong kho, cán bộ quản lý vật tư lập lệnh điều chuyển gửi thủ trưởng phê duyệt. Thủ trưởng ký duyệt lệnh điều chuyển kho.

-Hướng dẫn làm lệnh điều chuyển kho, kế toán làm phiếu xuất kiêm vận chuyển nội bộ chuyển kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị phê duyệt.

-Hướng dẫn quản lý vật tư mang lệnh chuyển kho và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đến kho chuyển đi để lấy vật tư hàng hóa.Thủ kho kho chuyển đi xuất kho cho cán bộ quản lý vật tư và vào sổ kho.

-Hướng dẫn quản lý vật tư mang lệnh chuyển kho và phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đến kho chuyển đến để làm thủ tục nhập kho. Thủ kho chuyển đến nhập vật tư hàng hóa vào kho vào sổ kho.

-Hướng dẫn Kế toán căn cứ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký ghi nhận chuyển kho vào sổ sách kế toán.

1.3.Điều chỉnh tồn kho:

Khi có yêu cầu điều chỉnh tồn kho từ kế toán trưởng hoặc lãnh đạo đơn vị, bộ phận kế toán sẽ phát sinh một số hoạt động sau:

-Hướng dẫn Thành lập ban kiểm kê gồm: kế toán kho, thủ kho, kế toán trưởng hoặc Giám đốc.

-Hướng dẫn quy trình Kiểm kê hàng hoá thực tế trong từng kho, đối chiếu số dư thực tế kiểm kê với sổ kế toán kho. Nếu có chênh lệch thì tiến hành tìm nguyên nhân xử lý. Trưởng ban kiểm kê sẽ đưa ra quyết định xử lý. Căn cứ và quyết định xử lý, kế toán kho thực hiện lập phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất kho. Đồng thời, hạch toán bút toán chênh lệch thừa, thiếu hàng hoá so với sổ kế toán.

1.4.Tính giá thành xuất kho:

-Quy trình tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm: Bao gồm kế toán các khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh tại đơn vị hành chính sự nghiệp như: chi lương, tiền công, phụ cấp, nhập nguyên vật liệu cho sản xuất, chi phân bổ công cụ dụng cụ sản xuất, chi tính hao mòn tài sản cố định,…

-Quy trình tính giá thành sản phẩm.

-Hướng dẫn kết chuyển chi phí dịch vụ dở dang

2.Xuất bán hàng hóa, sản phẩm

-Hướng dẫn quy trình Nhập kho thành phẩm, hàng hóa

-Hướng dẫn quy trình xuất bán thành phẩm, hàng hóa

3.Phân hệ Kế toán Tiền và CCDC

- Kế toán tiền và vật tư: Phần hành thể hiện tình hình giao nhận dự toán thu chi ngân sách Nhà nước, cùng với tính hình tăng giảm vật tư và các cách xử lý nguồn kinh phí xử lý trong kỳ.

+Nhập kho vật tư, CCDC: Mua bằng tiền ngân sách cấp hoặc mua bằng nguồn thu (Ghi tăng CCDC)

+Xuất kho vật tư, CCDC ( Ghi giảm CCDC)

+Điều chuyển CCDC

+Kết chuyển CCDC đã xuất ra sử dụng trong năm…

4.Phân hệ Kế toán TSCĐ

- Kế toán tài sản cố định: Kế toán sẽ tiến hành hạch toán và theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới tài sản cố định trong nhà trường. Cụ thể như: Mở sổ chi tiết theo dõi Tài sản cố định, mua sắm hoặc được cấp trên cấp; Tính hao mòn cho tài sản cố định sau đó thanh lý hoặc nhượng bán,...

- Kế toán tài sản cố định: Thực hiện việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định như: mua sắm, xin được cấp, tính hao mòn tài sản cố định, thanh lý tài sản cố định,… Đặc biệt, GV sẽ hướng dẫn để HV thấy rõ sự khác nhau giữa tính hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp và tính toán được khoản khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp, bao gồm:

+Khấu hao tài sản cố định trong doanh nghiệp tính theo từng tháng (1 lần/tháng vào cuối mỗi tháng).

+Hao mòn tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp tính theo năm (1 lần/năm vào cuối mỗi năm).

– Hướng dẫn mua và ghi tăng TSCĐ, hướng dẫn theo dõi TSCĐ trên phần mềm riêng của đơn vị (nếu nhiều) hoặc theo dõi đồng thời trên phần mềm kế toán.

– Hướng dẫn đối chiếu theo dõi tài sản cố định.

– Hướng dẫn các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ, hồ sơ thanh lý.

– Báo cáo đối chiếu với kho bạc.

-Ghi giảm TSCĐ

5. Phần hành kế toán các khoản thu và khoản chi:

+ Kế toán các khoản thu: Các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh

+ Kế toán các khoản chi: Các khoản phải trả nhà cung cấp về thiết bị vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đối tượng khác khi chi cho các hoạt động không thường xuyên

– Hướng dẫn các nghiệp vụ thanh toán các nghiệp vụ chi ngoài: điện, nước, internet (Chi cho hoạt động thường xuyên).

– Rút kinh phí chuyển khoản nhà cung cấp, phát sinh mua sắm.

  6. Kế toán nguồn kinh phí:

-Hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ nhận các nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, nguồn kinh phí hoạt động hay nguồn kinh phí dự án,...

– Xử lý lưu ý về các vấn đề thuế TNCN (Thông tư, quy định mới về thuế TNCN).

Ngoài vấn đề hạch toán, liên quan đến mỗi nội dung thì giáo viên sẽ hướng dẫn học viên cách chuẩn bị hồ sơ đơn vị.

7.Các khoản thu dịch vụ, Sản xuất kinh doanh:

Thu chi hoạt động từ nguồn sản xuất kinh doanh, dịch vụ:

-Hướng dẫn quy trình thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ không phải báo cáo quyết toán MLNS nhà nước

-Hướng dẫn trích lập quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ bổ sung thu nhập, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh

-Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ cải cách tiền lương từ nguồn sản xuất kinh doanh, dịch vụ

-Hướng dẫn hạch toán các loại thuế phải nộp: Thuế lệ phí môn bài; Thuế TNDN; thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp..

-Hướng dẫn kết chuyển chi phí dịch vụ dở dang

-Hướng dẫn hạch toán các khoản thu hộ, chi hộ

-Hướng dẫn hạch toán các khoản thu khác…

PHẦN 2: CÁC NỘI DUNG CUỐI NĂM

Hướng dẫn lập báo cáo đối chiếu kho bạc (hàng tháng, quý, năm).

-Hướng dẫn các bước hoàn thành báo cáo quyết toán cuối năm

- Báo cáo tài chính ( In báo cáo theo yêu cầu của từng khu vực đơn vị cấp trên yêu cầu)

– Hướng dẫn lập báo cáo tài chính trong đơn vị HCSN trường học

 Bảng cân đối phát sinh.

 Báo cáo tài chính.

 Báo cáo kết quả hoạt động.

 Thuyết minh báo cáo tài chính……

–  Các báo cáo khác: ( In báo cáo theo yêu cầu của từng khu vực đơn vụ cấp trên)

 Bảng tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng.

 Báo cáo thu chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động khác (nếu có).

 Báo cáo tình hình tăng, giảm TSCĐ.

 Báo cáo đối chiếu với kho bạc.

 Và một số báo cáo khác dành cho đơn vị trường học…..

-Hướng dẫn Đối chiếu giữa các báo cáo: B01/BCTC và B02/BCTC; B01/BCTC và Số S05/H; B02/BCTC và Phụ biểu F01-01/BCQT; B02/BCTC và B01/BCQT; S05-H; B01/BCQT; B02/BCTC…..

- Hướng dẫn xây dựng dự toán của năm tài chính tiếp theo

Hãy đến với khóa học của Trung Tâm kế toán Toàn Cầu.Chúng tôi sẽ trang bị cho các bạn  các kiến thức, kỹ năng cần và có của người kế toán tổng hợp chỉ với duy nhất 1 khóa học trực tiếp với Giáo viên là Kế toán trưởng 1 kèm 1 tự tin làm nghề chỉ sau 30 ngày học CAM KẾT 100% ĐẦU RA thành thạo, tự tin làm công việc kế toán.

 

 

Để lại bình luận
Bình luận
Gọi: 0979 663 989
Chat Zalo
Chat Zalo